Không muốn gặp “xui xẻo” trong tháng cô hồn thì nên làm những điều này
Tháng 7 âm lịch hay còn được biết đến với tên gọi tháng cô hồn. Theo tín ngưỡng dân gian, đây là tháng xấu, không nên làm ăn, kinh doanh hay để bắt đầu một điều gì đó vì dễ gặp phải xui xẻo, bất trắc.
Dẫu biết rằng, đó chỉ là một tín ngưỡng, một quan niệm dân gian, nhưng ông bà ta có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Chính vì vậy, vào tháng cô hồn bạn nên làm một số điều sau để có thể đi qua một cách an toàn.
Nguồn gốc của tháng cô hồn
Theo những truyền thuyết ở Trung Quốc để lại, tháng cô hồn bắt nguồn từ việc Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan vào ngày 02/07 hàng năm để những con quỷ đói có thể trở lại nhân gian và đến rằm lại quay về. Hiểu nôm na, nó cũng giống như một lệnh ân xá cho những kẻ tù, có cơ hội quay trở về với gia đình một thời gian. Vì vậy mà theo tục lệ, mọi nhà trên trần gian đến ngày này phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu, phải phách đến cuộc sống hàng ngày của họ. Thông thường, người dân Trung Quốc sẽ cúng tháng cô hồn vào ngày 14/07 Âm lịch.
Ở Việt Nam, cúng cô hồn được xem là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống có từ lâu đời của ông bà ta. Trong quan niệm của người Việt, con người vốn dĩ có 2 phần: phần xác và phần hồn. Khi chết đi, phần hồn vẫn luôn tồn tại. Với những người chết đi không được thờ cúng chết oan, chết trẻ,.. hoặc những có những người do lúc sống trên trần gian làm điều ác, sau khi chết không được đi đầu thai mà bị đày đi làm quỷ đi quấy nhiễu dương gian. Hàng năm, người Việt sẽ làm lễ cô hồn kéo dài một tháng, tùy vào mỗi gia đình, mỗi vùng miền. Đây được coi là tháng xấu, kiêng kỵ không nên bắt đầu một điều gì gì đó vì rất dễ gặp phải xúi quẩy.
Trong tháng 7 còn có ngày lễ gọi là “Vu lan – báo hiếu” – một trong những ngày lễ chính của Phật Giáo. Nguồn gốc của lễ Vu lan bắt nguồn từ tích Mục Kiền Liên, là đệ tử của Phật Tổ, người tu luyện được rất nhiều phép thần thông quảng đại. Các phật tử khi muốn báo hiếu cha mẹ thì phải cử hành lễ Vu lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành của mình và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.
Tháng cô hồn là một trong những tín ngưỡng tâm linh được người Việt rất coi trọng. Chính vì vậy mà trong tháng cô hồn người ta sẽ hạn chế một số điều không nên và nên làm để cầu mong được bình an và hạnh phúc.
Những điều nên làm trong tháng cô hồn
Để tránh gặp điều xui xẻo, theo quan niệm dân gian, vào tháng cô hồn mỗi người nên làm những điều sau:
- Tiến hành làm lễ cúng cô hồn vào bất cứ các ngày nào trong tháng cũng được, nhưng nếu làm lễ vào mùng 2 hoặc 16 âm lịch thì vẫn là tốt nhất để tỏ lòng thành của chính mình.
- Thăm viếng mộ phần của những người đã khuất trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay trong chùa, bởi tháng cô hồn còn được xem là Tết của người âm.
- Trước khi dọn đồ cúng để cúng cô hồn, nếu chưa kip thắp nhang khấn vái mà có người giật đồ cúng từ trê tay bạn thì nên bỏ ra ngay lập tức. Còn nếu khi bạn chưa làm lễ mà có người chầu chực để giật thì tức là một tín hiệu tốt.
- Hạn chế sát sinh các loài vật.
- Nên ăn các món chay để tránh những điềm dữ;
- Ăn nói nho nhã, lịch sự và vui vẻ với mọi người xung quanh;
- Tránh xa những cuộc cãi vã, xung đột và hiềm khích;
- Giúp đỡ mọi người xung quanh nhất là khi họ rơi vào tình trạng nguy cấp;
- Nên cúng xe ô tô dù xe dùng để kinh doanh hay không kinh doanh;
- Nếu biết tụng kinh thì nên thường xuyên trì tụng để lòng thanh thản, tâm an;
- Nên đi chùa để cầu sức khỏe, cầu bình an, cầu siêu,..
- Sau khi cúng cô hồn xong thì sau 1 ngày hoặc cuối tháng 7 nên dùng bột trừ tà ma tiêu khử, tránh những âm linh còn vất vưởng xót lại trong căn nhà của mình. Vào đầu tháng 8 âm, nên dùng bột tẩy uế để tẩy hoàn toàn trong căn nhà mình, nó giúp lấy lại sinh khí cho ngôi nhà.
Những điều cấm kỵ trong tháng cô hồn
Ngoài những điều nên làm, để có một tháng cô hồn bình an, bạn cũng phải tuyệt đối tránh những điều được cho là cấm kỵ và không nên làm sau:
- Không nên treo chuông gió ở đầu giường bởi chuông gió là vật dễ gây sự thu hút, chú ý của ma quỷ.
- Không nên đi chơi đêm nhiều, nhất là những người yếu bóng vía, nên về nhà trước 10h tối.
- Tuyệt đối không nhổ lông chân vào những ngày thuộc tháng cô hồn, bởi ông bà ta có câu “Một sợi lông chân quản 3 con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ sẽ ít lại gần.
- Không được tùy tiện đốt vàng mã, vì như vậy sẽ thu hút má quỷ đến quấy nhiễu
- Không ăn vụng đồ cúng nếu chưa cúng bái xong, bởi lẽ đây là đồ dành cho ma quỷ. Nếu không rất dễ rước tai họa vào thân.
- Không phơi quần áo vào ban đêm, vì khi đó ma quỷ nhiều, khi chúng trông thấy sẽ “mượn” đồ rồi để lại quỷ khí trong quần áo.
- Khi đi chơi đêm, tuyệt đối không gọi tên nhau, vì khi đó ma quỷ sẽ nhớ được tên của bạn, đó là điềm xấu
- Hạn chế đi bơi lội nhất là bơi sống,.. bởi ma quỷ ở những nơi này rất nhiều, chúng rất dễ kéo bạn xuống.
- Không nên hù dọa người khác, bởi như vậy sẽ khiến họ bị “hồn bay phách lạc”, mà quỷ dễ xâm nhập hơn.
- Không nên nhặt tiền rơi trên đường, vì có thể đó là tiền người khác dùng để mua chuộc bọn ma quỷ, nếu nhặt phải bạn sẽ phải gánh chịu điềm xấu của người khác.
- Không nên ngoảnh đầu lại khi đi đến những nơi vắng vì rất có thể đó là ma quỷ đang trêu ghẹo bạn.
- Khi lên giường đi ngủ tuyệt đối không nên quay mũi dép về đầu giường vì như vậy má quỷ sẽ biết trong nhà có người sống, và sẽ leo lên giường ngủ với bạn.
- Không được cắm đũa thẳng đứng vào bát cơm, bởi đó là hình thức cúng tế, dẫn dụ ma quỷ, mời gọi ma quỷ vào nhà ăn cơm chung.
- Không chụp ảnh vào ban đêm, vì ma quỷ rất hay lảng vảng quanh đó, và vô tình vào ảnh chung với bạn, đó là điều không hay.
Mặc dù tất cả đều là tín ngưỡng dân gian, chưa một nhà khoa học nào có thể chứng minh đúng sai, nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Cúng cô hồn cũng là một hành động nhân văn, thể hiện lòng kính trọng với những người đã khuất, tiếp nối truyền thống báo hiếu, cũng như làm phúc, tích đức trong đời.
Hi vọng các thông tin Xuân Phong cung cấp trên đây có thể giúp bạn có một tháng cô hồn bình an, may mắn.